17/11/15

MẮT KÍNH

   Mắt Kính: là một loại vật dụng để đeo trên mặt, dùng để hỗ trợ mắt hoặc làm đẹp.
Hình dạng ban đầu của kính mắt được xác định đơn giản chỉ là một thấu kính bằng thạch anh được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ ở Iraq. Tuy nhiên, những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1021. Cuối thế kỉ 12, kính đã xuất hiện ở Trung Quốc  Châu Âu. Thấu kính của Trung Quốc kích thước to hình tròn được lồng vào khung bằng mai rùa đen với chân gọng kính bằng đồng kẹp vào búi tóc.
   Thời kì đầu kính đeo mắt là loại kính đơn khi dùng thì cầm trên tay. Kính chỉ được dùng cho những người có địa vị trong xã hội chứ không nhằm mục đích để tăng thị lực.
   Thế kỉ 13, kính mới được dùng rộng rãi ở châu Âu. Trong một bức vẽ của Tommaso da Modena vào năm 1352 có mô tả Hồng y Hugh de Provence đeo kính mắt. Bấy giờ, thiết kế của kính đeo mắt chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng một gọng cứng đè lên đầu mũi, hai bên có dây đeo vào lỗ tai.
   Năm 1784, Benjamin Franklin phát minh ra loại kính có 2 tiêu điểm, mà ngày nay được biết đến với tên gọi kính 2 tròng. Năm 1887, kính áp tròng ra đời.
   Năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào một cách chắc chắn.
   Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com


30/10/15

BÀN TÍNH

   Bàn tính là một công cụ tính toán được sử dụng chủ yếu ở châu Á để thực hiện các phép toán số học. Ngày nay bàn tính được làm bằng khung tre với các hạt trượt trên dây trong khi những bàn tính ban đầu chỉ là hạt đậu hoặc đá di chuyển trong rãnh trên cát hoặc bàn gỗ, đá hay kim loại. Bàn tính được sử dụng nhiều thế kỉ trước khi chuyển sang hệ thống chữ số hiện đại. Ngày nay bàn tính vẫn được các thương nhân, nhà buôn và thư kí sử dụng rộng rãi ở Châu Á, Châu Phi và các nơi khác.
   Soroban ( 算盤, そろばん "Toán Bàn") là một bàn tính được nhập khẩu vào Nhật Bản khoảng năm 1600. Giống như loại Suanpan của Trung Quốc, soroban vẫn còn được sử dụng rộng rãi ngày nay bên cạnh sự phát triển của máy tính điện tử rẻ và vừa túi tiền.
   Bề ngoài của soroban giống như suanpan của Trung Quốc ám chỉ nguồn gốc của nó là từ Suanpan. Nhưng số hạt của soroban lại giống bàn tính La Mã.
   Hầu hết các nhà sử học đều thống nhất nguồn gốc của nó là từ việc du nhập suanpan vào Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 15, 16. Lúc đó, tên suanpan được bản địa hóa thành soroban và nó bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ thứ 17. Nhiều nhà toán học Nhật, trong đó có Kowa Seki đã đào sâu tìm hiểu về nó. Bằng chứng là sự cải tiến cách dùng soroban.
   Khoảng năm 1850, một hạt "trời" được bỏ đi khỏi thiết kế của soroban. Thiết kế này tồn tại song song với suanpan 5:2 cho đến thời Minh Trị, suanpan hoàn toàn không còn được sử dụng. Đến năm 1891, Garyū Irie bỏ thêm một hạt "đất", tạo nên một soroban có thiết kế 4:1 như ngày nay. Thiết kế này được giới thiệu lần nữa năm 1930 và từ thập niên 40 thế kỉ thứ 20, nó trở nên phổ biến.

   Sau khi du nhập vào Nhật, bàn tính được dùng kèm với bảng tính chia gọi là hassan (八算 "Bát Toán"). Phương pháp dùng hassan gọi là kyūkihō (九帰法 "Cửu Quy Pháp"). Kyūkihō phổ biến cho đến khi tiền tệ Nhật thay đổi cơ cấu sang hệ thập phân và hoàn toàn biến mất năm 1935. Thay vào đó là người Nhật sử dụng phương pháp do Hiệp hội Bàn tính Nhật Bản đề xướng, dựa trên cách "đếm trục" lần đầu được đề xướng bởi nhà toán học Chubei Momokawa năm 1645.
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ Đồng Tháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com

27/10/15

Đồng Hồ Hình Bác Hồ

   Với gia đình Tiến sĩ Phan Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chiếc đồng hồ có hình ảnh Bác Hồ do đích thân Người trao tặng cho ông năm 1954 là một kỷ vật thiêng liêng không gì sánh nổi.
   Giờ nhà sản xuất đồng hồ đã cho ra đời những chiếc đồng hồ hình Bác Hồ để tưởng nhớ Người, kích lệ tinh thần yêu nước, thời trang… Được thiết kế thanh mãnh, với chất liệu kim loại xi mạ vàng rất sang trọng, gọn nhẹ. Chạy bằng pin nên độ chính xác rất cao, phù hợp cho nam lẫn nữ.
Dây da
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Mặt sau
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com

24/10/15

Bia LA-VE LARUE

   Năm 1909, nhà kỹ sư người Pháp Victor Larue đã đánh dấu sự ra đời của thương hiệu bia Larue tại Việt Nam bằng mẻ bia đầu tiên được ủ thành công. Từ đây mở ra một chặng đường phát triển và gặt hái thành công của bia Larue.
   Chính vị bia đậm đà, màu vàng sậm bắt mắt cùng hậu vị vô cùng sảng khoái đã giúp Larue chinh phục trái tim của hàng triệu người yêu bia tại Việt Nam.
Đáy chai
   Là loại Bia được sản xuất trên dây chuyền trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến lúc bấy giờ, thân thiện với môi trường mà còn an toàn sức khỏe cho mọi người.
Trên vỏ chai được quảng bá những câu rất hay “Được chế tạo tại Chợ Lớn, trong một nhà máy kể vào hạng Vĩ Đại và Tối Tân nhất thế giới. La – Ve này thêm sức mạnh, có rất nhiều sinh tố, sức bổ dưỡng vô song, phẩm chất thượng hạng nên uống lạnh” và đính kèm hình con Cọp.
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ Đồng Tháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com

22/10/15

BÌNH CẮM HOA BẰNG ĐỒNG

   Bình cắm hoa ngày xưa được làm bằng gốm sứ, bằng đất nung thô sơ, bằng gỗ… Sau chiến tranh, những nghệ nhân đã tận dụng vỏ đạn làm bình cắm hoa, hộp đựng trầu cao, những sản phẩm lưu niệm tại các khu du lịch…
   Vỏ đạn được chọn làm bình cắm hoa là vỏ 105 li. Loại này được làm phổ biến vì to và cao. Thường sản phẩm làm ra cao 30-35 phân, nặng ngoài 2kg. Được các nghệ nhân chế tác thành những hình dáng khác nhau: dáng bắp chuối, miệng dún, hoa sen,.. có cả những chi tiết chạm trổ chim hoa, tiên cảnh, tứ linh…
Hoa văn trên bình
   Những ngày cận tết cổ truyền, bình này thường được gửi đi đánh bóng cho sáng đẹp để ngày tết trưng hoa mai, hoa đào… trên bàn thờ Tổ tiên ông bà. Có những nhà cắm hoa cúng hàng ngày bên bàn thờ Thần Tài Ông Địa, ngày khai trương, ngày động thổ xây dựng nhà hay các công trình.
Vỏ đạn 105 li
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)


19/10/15

ĐÈN và THẾP ĐÈN

   Đèn làm theo trường  phái gốm Quảng Đông, tương tự như đèn của các lò gốm tại Chợ Lớn hoặc đèn của các lò gốm Quảng Nam trước đó. Tất cả các đèn Quảng Nam có cùng một mẫu, nhưng có nhiều kích cỡ cao thấp khác nhau. Có loại cao khoảng 30 phân có loại khoảng 15 phân.
   Mỗi cây đèn điều có một thếp đựng dầu và tim bấc, để trên một cái chân giá dính liền nối với cái dĩa sâu lòng có chứa nước, đề phòng kiến bò vào thếp dầu.
Đèn Quảng Đông làm theo kỷ thuật in khuôn, tráng men lưu ly màu xanh lục. Đây là đặc điểm để phần biêt với các loại đèn gốm của các trường phái khác.
Bầu đựng dầu
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54.(Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com


17/10/15

Barcode của tôi

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra...
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)

Www: kimnamphuong.com

25/9/15

Tiền Đông Dương

Theo nghị định ngày 21 tháng giêng, 1875  thì ngân hàng Đông Dương cho lưu hành những tờ giấy bạc đầu tiên với ba mệnh giá: $5, $20, và $100. Loại này mặt trước ghi bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh. Mặt sau ghi chữ Nho: Đông phương hối lý ngân hàng (東方滙理銀行).
Kỳ thứ nhì năm 1893-1896 thêm tờ $1; kỳ thứ ba 1903-1907 thì bỏ phần tiếng Anh nhưng ghi thêm xuất xứ: Cao Miên (高綿), Lục Tỉnh (六省) cho khu vực miền nam và Đông Kinh (東京), An Nam (安南) cho khu vực miền bắc vì lúc đó đã hình thành Liên Bang Đông Dương. Tổng cộng có nhiều thay đổi ít nhiều về hình thức, màu sắc. Tờ $20 được người Việt gọi là tờ "hoảnh", đọc trại âm "vingt" của Pháp.
 Năm Bạc (con Công)
Bắt đầu từ năm 1919 thì in thêm những tờ với mệnh giá: 10 cents, 20 cents, 50 cents. Sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế, đồng tiền mất giá nên đợt phát hành 1936-1939 Nhà nước phải cho phát hành tờ $500. Năm 1940 với biến động chính trị ở chính quốc Đệ Tam Cộng Hòa Pháp sụp đổ, bị thay thế bởi chính phủ Vichy chủ trương hợp tác với Nhật Bản  thì bên Đông Dương cho phát một loạt tiền giấy mới. Loại tiền này in thêm dòng chữ Phủ Toàn quyền Đông Dương (Gouvernement General de l'Indochine) thay vì Banque de l'Indochine như những tờ giấy bạc trước kia. Những tờ 10 cents, 20 cents, và 50 cents rồi tiếp theo là tờ 5 cents xuất hiện từ năm 1942 đến 1944. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian đó thì những tờ giấy bạc mệnh giá $1 đến $500 vẫn giữ dòng chữ Banque de l'Indochine.
Sau Đệ nhị Thế Chiến người Pháp tái chiếm Đông Dương. Tình hình xáo trộn nên mãi đến năm 1947 mới phát hành những mẫu tiền mới, trong đó xuất hiện tờ $50 lần đầu tiên.
Năm 1952, Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Vietnam (Viện Phát Hành Quốc Gia Việt, Miên, Lào) đảm nhận việc phát hành mẫu tiền giấy riêng cho mỗi nước nhưng có giá trị khắp ba nước. Chân dung Quốc trưởng Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, và quốc vương Sisavang Vong xuất hiện trên tờ $1. Danh xưng piastre được dùng song hành với những tên bản xứ: riel của Campuchia, kip của Lào, và đồng của Quốc Gia Việt Nam. Tại Campuchia, các tờ bạc có mệnh giá 1, 5, 10, 100, và 200 đồng/riel được phát hành. Tại Lào là các tờ bạc 1, 5, 10 và 100 đồng/kip. Còn ở Nam Việt Nam là các tờ bạc 1, 5, 10, 100 và 200 đồng/đồng Việt Nam. Loại tiền này đến năm 1955 thì bị thu hồi, nhường chỗ cho tiền tệ của bốn quốc gia độc lập trên bán đảo Đông Dương.
100 đồng ba cô gái (tiền Bảo Đại)
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com


21/9/15

Tranh Kiếng

   Tranh kiếng ra đời ở Trung Quốc, đặc biệt ở tỉnh Quảng Đông, vào thế kỷ 18. Bộ môn tranh kiếng gọi là "du họa" thoát thai từ "tất họa" (sơn mài) đã có từ lâu đời. Đến khi chất liệu thủy tinh sản xuất ra được tấm kiếng mỏng rộng bản thì nghệ nhân nghĩ ra cách thay thế sơn mài bằng cách dùng màu dầu (làm bằng cách trộn bột màu với dầu cây du đồng) vẽ ngược vào mặt sau tấm kiếng gần với phương pháp khắc tranh mộc bản: bắt đầu vẽ đường nét các vật thể từ tiền cảnh đến hậu cảnh. 
Tranh kiếng bát Tiên
   Kế đó, tô màu các vật thể theo trình tự từ tiền cảnh trước, hậu cảnh sau. Cuối cùng là tô màu nền của toàn bô cảnh vât. Khi trở tấm kiếng qua mặt kia thì có được bức tranh cảnh vật màu sắc sáng bóng mà khỏi tốn công sức đánh bóng như kỷ thuật sơn mài. 
Tranh kiếng Tùng Hạt
   Lại nữa, bấy giờ tiếp thu phương pháp vẽ tranh của phương Tây với bút pháp gần với tả chân , có áp dụng phương pháp phối cảnh, luật viễn cận, màu sắc như thật, tạo nên loại họa phẩm tân kỳ, mới lạ khác xưa nên được đại chúng hăm hở đón nhận...
Tranh kiếng Quan Âm Nam Hải
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp tại Cửa Hàng Đồ Cổ Kim Nam Phương, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)

Www: kimnamphuong.com

14/9/15

Gốm Xây Dựng, Gốm Nam Bộ.

Gốm Xây Dựng:
   Gốm xây dựng đa phần thuộc loại công nghệ miếu vũ. Thường gặp nhất là ngói (hình bông cúc, hình lá Đề..), khuôn bông thông gió hình hoa chanh (4 cánh), trụ lan can hình cái bình hoa hoặc hình khúc tre, gạch…nhúng men, làm theo kỷ thuật in khuôn từng phần rồi ráp lại và tráng men màu xanh lục trước khi nung chin.
Ngoài ra, các lò gốm thuộc trường phái Quảng Đông còn sản xuất các loại tượng trang trí nóc đình, miếu như rồng, cá hóa long, lân, sư tử, phượng.
Ngói Hình Bông Cúc
   Riêng tượng  ông Mặt Trời và bà Mặt Trăng số lượng không nhiều. Các hình tượng lưỡng long tranh châu hoặc hình tượng khác được chế tác theo cách dùng đất sét trắng luyện kỷ, in khuôn từng phần ráp lại thành một tác phẩm thô. Sau đó, phải đắp và dán thêm các chi tiết ngoại hình và chạm khắc thêm, rồi tô men màu trước khi đem nung. Những sản phẩm có kích cỡ lớn phải làm nhiều bộ phân rời. Khi sử dụng thì phải dùng hồ tam hợp hay xi măng gắn lại. Thí dụ con rồng gồm 3 phần: đầu, thân và đuôi. Đó là chưa kể đến 4 chân được cắm vào 4 cái lổ bên hông nó.
Mặt Sau của Ngói Bông Cúc
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học - P. Hòa Thuận - Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)

12/9/15

Khay Nước, Gốm Nam Bộ

Khay Nước
Khay để chung trà là một vật gia dụng đặc biệt của các hiệu buôn người Hoa. Khay nước hình cái chậu, hông đứng, trên mặt có cái dĩa úp chung. Đường kính miêng khay từ 20 đến 23 phân, cao từ 5 đến 6 phân. Khay nước làm bằng đất sét trắng luyện rất kỹ, tráng men màu trắng, nung chin. Có loại khay vẽ bằng men hồi, có loại vẽ bằng men ngũ sắc.
Khay nước là vât gia dụng cần yếu tố mỹ thuật. Những cái lỗ thoát nước trong lòng dĩa cũng được trổ thủng theo hình hai đồng tiền cổ trang trí thêm những bông hoa rực rỡ bao quanh. Thân khay thường vẽ cảnh sơn thủy và dòng chữ tán vịnh “Tùng phong thủy nguyệt” hoặc thi vị “Hàn dạ khách lai trà đương tửu” (đêm lạnh khách đến trà thay rượu). Bên cạnh có chữ ký “Vinh Phát tạo” (Vinh Phát làm).
Nắp và Thân Khay
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khác.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)

10/9/15

Tiền Cụ Hồ

   Đồng bạc Đông Dương giữ bản vị bạc nhưng vì giá bạc dao động nên năm 1895 đồng $1 được đúc lại với trọng lượng giảm từ 27,215 gr xuống còn 27 gr chẵn. Năm 1920 giá trị của đồng bạc Đông Dương dựa vào đồng Franc Pháp. Bản vị bạc lại được phục hồi vào năm 1921 và giữ đến tháng 5 năm 1930 thì trở lại ràng buộc vào đồng Franc Pháp theo tỷ giá 1 đồng Đông Dương = 10 franc. Từ tháng 5 năm 1930 đến năm 1939, nó theo bản vị vàng. Trong thời kì Nhật chiếm đóng trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2, tỷ giá với đồng Yen Nhật là 0,976 đồng = 1 yen. Sau chiến tranh, tỷ giá với đồng franc Pháp lại được khôi phục. Tuy nhiên, tháng 12 năm 1945, để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành 1 đồng = 17 franc.
   Năm 1946, “tiền Cụ Hồ” được phát hành và được sử dụng ở vùng do Việt Minh  kiểm soát song song với đồng bạc Đông Dương. Trong khi đó Viện Phát hành Việt, Miên, Lào (Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viet-Nam) thành lập năm 1951 bắt đầu cho lưu hành loại tiền tệ mới trong thời kỳ chuyển tiếp từ Liên Bang Đông Dương sang ba nước riêng với đồng Kip của Lào (1952), Riel của Campuchia (1953), và Đồng Quốc Gia Việt Nam (1953) lần lượt phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tiền giấy thì có hai dạng: một kiểu chung cho cả ba nước Việt, Miên, Lào; kiểu kia là riêng cho mỗi nước. Tiền kim loại thì ngay từ khởi đầu đã đúc riêng cho mỗi xứ. Tỷ giá 1 đồng = 10 franc được khôi phục vào năm 1953. Tờ tiền giấy ghi 2 mệnh giá tiếp tục lưu hành cho đến năm 1955 tạị Việt Nam Cộng Hòa và Campuchia, và mãi đến năm 1957 tại Lào.
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com

8/9/15

Đồng Xu Bạc

   Đồng bạc Đông Dương được phát hành để ổn định tình hình tiền tệ tại các xứ thuộc địa của Pháp. Ban đầu đồng Đông Dương mang giá trị tương đương với đồng peso Mexico, thường gọi là đồng hoa xòe, đồng con cò hay đồng con ó khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm (đồng tiền điếu), bằng giá với một quan tiền cổ truyền.
   Để có đơn vị nhỏ hơn để tiêu dùng, chỉ vài năm sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp giao cho ngân hàng Đông Dương nhiệm vụ đúc ra đồng centime, tức đồng 1 xu vào năm 1875, trị giá 5 đồng kẽm. Đồng centime hình tròn nhưng đục thêm một lỗ bầu dục ở giữa tương tự như loại tiền cũ của người Việt vì dân bản xứ quen lối xỏ dây xách đi thành một xâu. Năm 1879 thì thay thế đồng centime cũ bằng đồng cent mới, kích thước lớn hơn nhưng giữ tỷ lệ giá trị 5 đồng kẽm. Dân Việt gọi đồng cent đó là đồng xu lá bài hay đồng chiêm (gọi trạicentime). 
   Ngoài ra còn có những đồng 10 centimes, 20 centimes (tục gọi là đồng góc tư), 50 centimes (tục gọi là đồng ru-bi) và giá trị lớn nhất là 1 piastre tức $1. Thay vì đục lỗ ở giữa, những đồng tiền này xóa hẳn biểu tượng của cựu triều và thay thế bằng dòng chữRépublique française  Cochinchine française. Mặt kia có hình biểu tượng nước Pháp: Marianne. Người Việt quen dần gọi đồng bạc 1 piastre đầu tiên đó của Ngân hàng Đông Dương là bạc hoa xòe giống như đồng peso Mexico cũ vì phía sau Marianne có vầng hào quang tia sáng tỏa ra như cánh hoa. Đồng piastre với trọng lượng 27,215 gr này được lưu hành với mục đích dần loại bỏ tiền đồng con cò.
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com

6/9/15

Khạp, Gốm Nam Bộ

Khạp:
Khạp là vật chứa hình ống, đáy bằng, thân thẳng, miệng có gờ để đậy nắp bằng sành. Khạp của trường phái Phước Kiến đều là loại lớn, tráng men vàng da bò (khạp da bò) hoặc men màu nâu da lươn. Nắp khạp tròn, gồ cao, không tráng men. Dân gian thường mua loại khạp này để đựng nước sinh hoạt, gạo, muối… Một số lò gốm còn sản xuất loại khạp đặc biệt là rất dày, chắc… để bán cho các lò tương, hoặc các nhà xây dựng dùng làm móng nhà. Loại khạp này chỉ cần tráng men bên trong, không cần tráng men bên ngoài.
Loại khạp trung và khạp tiểu (ống hũ) thì cả ba trường phái ở Lái Thiêu đều sản xuất, thường để đựng các loại lương thực, thực phẩm, thuốc men, dầu sáp. Nhìn chung thì khó phân biệt. Thí dụ khạp Quảng Đông sử dụng công thức sở trường của mình là tạo dáng bằng khuôn, hình cái trống và tráng men xanh. Khạp Phước Kiến và Khạp Triều Châu thì sử dụng bàn xoay tráng men nâu hoặc men trắng… Dưới đáy khạp có tên lò sản xuất như Ngọc Xương, Đồng Thái diêu (chữ ngược), Lợi Hiệp diêu, Hưng Luân Thái, “Hưng” (có lẽ ghi tắt chữ đầu).
Mặt ngoài và Mặt sau Khạp
Trường phái Phước Kiến còn sản xuất loại khạp nhỏ (có khi rất nhỏ trở thành loại hũ hình ống) hoặc loại hình hôp trái mận, tráng men nâu, dưới đáy có chữ Tấn Nguyên, Quảng Lợi, Vạn (chữ ngược). Loại này dùng để đựng thuốc hoàn, thuốc cao.
Mặt trong và đáy Khạp
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www:kimnamphuong.com

3/9/15

GỐM NAM BỘ

Gốm Nam Bộ
Ở Sài Gòn, vào thế kỷ XIX xóm Lò Gốm là một làng thủ công có tiếng từng được ghi nhận trong bản đồ của ôngTrần Văn Học (Nguyễn Đình Đầu 1987: 229) và sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Đây là nơi cung cấp khá nhiều vật dụng dùng trong kiến trúc, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Riêng sản phẩm gốm trang trí sử dụng trong kiến trúc, thờ cúng tính ngưỡng như: tượng thờ, tượng trang trí, lư cắm nhang, chân đèn, chậu cảnh…. với men màu xanh đồng, men nhiều màu là một dòng gốm khá  đặc biệt gắn liền với địa danh Gò Cây Mai.
kimnamphuong.com
Khá nhiều những hiện vật vẫn còn lưu giữ tại các đình, chùa, miếu của người Việt ở miền  Bắc, miền Trung và Nam Bộ chứng tỏ nghề gốm Sài Gòn đã từng có vị thế nhất định trên thị trường gốm khu vực.
Đầu thế kỷ XX, gốm Sài Gòn bước vào giai đoạn khó khăn, địa bàn sản xuất ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Một số lò gốm đã chuyển hướng sản xuất qua những vùng phụ cận. Bên cạnh trung tâm gốm Biên Hòa đã ra đời một trung tâm gốm mới tại Lái Thiêu (Bình Dương).

Gốm Biên Hòa
Nếu trung tâm gốm mỹ thuât Biên Hòa nơi tập trung sản xuất  sản phẩm ứng dụng và trang trí thì gốm Lái Thiêu chuyên sản xuất những sản phẩm gia dụng, như: bình, lọ, chậu hoa, đôn chóe…. đã dần dần chiếm lĩnh thị trường Nam Bộ và nhiều địa phương khác trong cả nước.

Gốm Lái Thiêu
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chuyên mua bán những loại gốm trên. Cửa hàng chúng tôi luôn đáp ứng những yêu cầu của quý khách dùng để sưu tập, trang trí, quà tặng..... rất hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học - P. Hòa Thuận -  Tp. Cao Lãnh -  Đồng Tháp
Điện Thoại: 0904.17.55.54 -  0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com

29/8/15

Chậu Xưa


Chậu có các loại khác nhau, tạm chia ra loại  đa giác và loại tròn:
    Chậu đa giác phổ biến là loại chậu hình chữ nhật. loại chậu cạn, thành đứng, miệng dày. Có loại chậu chữ nhật có 4 cạnh, có loại chậu chặt 4 góc. Phía ngoài hông thường đắp nổi hoa văn, bát bửu, chữ Thọ, chữ Phước. được phủ men ngũ sắc hoặc xanh lục.

    Chậu chữ nhật không có lỗ thoát nước dùng làm bồn thủy cảnh. Phổ biến ngày xưa mua về chứa một cục san hô, gắn thêm một cây dành dành nhỏ. Chậu chứa một ít nước để cây dành dành sống và ra hoa trái tự nhiên. Cây dành dành tên chữ Hán là cây Chi Tử, được trưng trong nhà, có ý nghĩa cầu mong con cái đông đúc.
    Chậu tròn có hình cái chuông, miệng dày, chân đứng, có nhiều kích cỡ khác nhau. Thân chia làm 3 khoan. Khoan trên và khoan dưới đắp nổi một viền hồi văn kỷ hà. Khoan giữa rộng hơn, mặt tiền và mặt hậu đắp nổi môt cành mai và một bụi sen. Xen giữa 2 ô tranh là 4 ô đắp nổi hình hoa trái: cúc, trúc, mẫu đơn và lựu.
Chậu Tròn
    Chậu lục giác và bát giác điều là hình chuông ngữa. nhưng chậu lục giác cao hơn và thon hơn. Chậu lục và bát giác thường trồng vạn thọ hoặc cúc. Những loại chậu này thường nhiều mảnh được in bằng khuôn ráp lại. Riêng chậu lục giác thường có những ô chứa thơ.
Chậu Lục Giác
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54 (Mr Nam).
www: kimnamphuong.comkimnamphuong.com




27/8/15

Chóe xưa, gốm sứ Nam Bộ

Trước năm 1945, phương tiên đi lại chủ yếu là đường thủy. Các nhà phú hộ, hào lý thường sắm những chiếc ghe hầu cho gia đình chèo bằng sức người. Ghe hầu có chạm trổ sơn son thiếp vàng như thuyền rồng của vua chúa.
Trong ghe có sạp, trải chiếu và các loại dụng cụ sinh hoạt cho giới trí thức như: tủ sách, bàn cờ, gối dựa… nhưng không thể thiếu bộ khay trà, bộ hỏa lò và mấy cái chóe đựng nước.
Chóe Nam Bộ như cái kiệu, dung tích chỉ bằng 1/2. bên hông có những con bọ để buộc dây ràng, nắp chóe bằng gỗ.
Chóe Quảng Đông dắp nổi, men ngũ sắc, đề tài mẫu đơn trĩ hoặc lưỡng long tranh châu.
Chóe Triều Châu men trắng, ngũ sắc. vẽ đề tài Long Phụng, độc Long vờn địa cầu.
Chóe Phước Kiến thường trơn, chỉ trang trí những cái núm năm cạnh liền liên tục hoặc khắc chìm. Đề tài hoa lá, tráng men nâu.
Năm 1942, ông Vương Đông ở Bà Lụa ( Chính Nghĩa ) sáng tác ra mẫu chóe Thượng, hình dáng giống như chóe Nam Bô, nhưng bắt chước hình tượng dây lá khác biệt. Loại hàng này bán lên Tây Nguyên, sau này bán cho du khách nước ngoài.
Chóe Rồng ngũ sắc
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ Tại Đồng Tháp – Kim Nam Phương chuyên mua bán những loại gốm trên. Cửa hàng chúng tôi luôn đáp ứng những yêu cầu của quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học - P. Hòa Thuận -  Tp. Cao Lãnh -  Đồng Tháp
Điện Thoại: 0904.17.55.54 -  0908.17.55.54. (Mr Nam) 
www: kimnamphuong.com


25/8/15

Gạc - Bù - Lệch

Gạc – bù – lệch là phiên âm chữ “gargoulette”, có nghĩa là cái chai đựng nước trong nhà. Loại chai này là một cái lọ bụng bầu cao cổ, dạng củ tỏi, miệng loe có nắp đậy hình lá sen úp, tương tự như cái nắp chóe. Lọ thường đặt trên một cái dĩa cho trang trọng.
Gạc – bù – lệch được làm bằng đất sét trắng luyện kỷ, chế tác theo lối thủ công, mỏng, nung chín. Toàn thân tráng men trắng, thường có nhiều chỉ miệng, chỉ dưới đáy, trong họng. Môt mặt thường tạo hình phong cảnh hữu tình, bến nước, con đò, đàn cò bay… Trên cổ có hoa văn, họa tiết đẹp. Dưới đáy thường có ký hiệu của lò Gốm.
Gạc – bù – lệch và Dĩa
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ Đồng Tháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54.(Mr Nam) 
Www: kimnamphuong.com