25/9/15

Tiền Đông Dương

Theo nghị định ngày 21 tháng giêng, 1875  thì ngân hàng Đông Dương cho lưu hành những tờ giấy bạc đầu tiên với ba mệnh giá: $5, $20, và $100. Loại này mặt trước ghi bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh. Mặt sau ghi chữ Nho: Đông phương hối lý ngân hàng (東方滙理銀行).
Kỳ thứ nhì năm 1893-1896 thêm tờ $1; kỳ thứ ba 1903-1907 thì bỏ phần tiếng Anh nhưng ghi thêm xuất xứ: Cao Miên (高綿), Lục Tỉnh (六省) cho khu vực miền nam và Đông Kinh (東京), An Nam (安南) cho khu vực miền bắc vì lúc đó đã hình thành Liên Bang Đông Dương. Tổng cộng có nhiều thay đổi ít nhiều về hình thức, màu sắc. Tờ $20 được người Việt gọi là tờ "hoảnh", đọc trại âm "vingt" của Pháp.
 Năm Bạc (con Công)
Bắt đầu từ năm 1919 thì in thêm những tờ với mệnh giá: 10 cents, 20 cents, 50 cents. Sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế, đồng tiền mất giá nên đợt phát hành 1936-1939 Nhà nước phải cho phát hành tờ $500. Năm 1940 với biến động chính trị ở chính quốc Đệ Tam Cộng Hòa Pháp sụp đổ, bị thay thế bởi chính phủ Vichy chủ trương hợp tác với Nhật Bản  thì bên Đông Dương cho phát một loạt tiền giấy mới. Loại tiền này in thêm dòng chữ Phủ Toàn quyền Đông Dương (Gouvernement General de l'Indochine) thay vì Banque de l'Indochine như những tờ giấy bạc trước kia. Những tờ 10 cents, 20 cents, và 50 cents rồi tiếp theo là tờ 5 cents xuất hiện từ năm 1942 đến 1944. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian đó thì những tờ giấy bạc mệnh giá $1 đến $500 vẫn giữ dòng chữ Banque de l'Indochine.
Sau Đệ nhị Thế Chiến người Pháp tái chiếm Đông Dương. Tình hình xáo trộn nên mãi đến năm 1947 mới phát hành những mẫu tiền mới, trong đó xuất hiện tờ $50 lần đầu tiên.
Năm 1952, Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Vietnam (Viện Phát Hành Quốc Gia Việt, Miên, Lào) đảm nhận việc phát hành mẫu tiền giấy riêng cho mỗi nước nhưng có giá trị khắp ba nước. Chân dung Quốc trưởng Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, và quốc vương Sisavang Vong xuất hiện trên tờ $1. Danh xưng piastre được dùng song hành với những tên bản xứ: riel của Campuchia, kip của Lào, và đồng của Quốc Gia Việt Nam. Tại Campuchia, các tờ bạc có mệnh giá 1, 5, 10, 100, và 200 đồng/riel được phát hành. Tại Lào là các tờ bạc 1, 5, 10 và 100 đồng/kip. Còn ở Nam Việt Nam là các tờ bạc 1, 5, 10, 100 và 200 đồng/đồng Việt Nam. Loại tiền này đến năm 1955 thì bị thu hồi, nhường chỗ cho tiền tệ của bốn quốc gia độc lập trên bán đảo Đông Dương.
100 đồng ba cô gái (tiền Bảo Đại)
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com


21/9/15

Tranh Kiếng

   Tranh kiếng ra đời ở Trung Quốc, đặc biệt ở tỉnh Quảng Đông, vào thế kỷ 18. Bộ môn tranh kiếng gọi là "du họa" thoát thai từ "tất họa" (sơn mài) đã có từ lâu đời. Đến khi chất liệu thủy tinh sản xuất ra được tấm kiếng mỏng rộng bản thì nghệ nhân nghĩ ra cách thay thế sơn mài bằng cách dùng màu dầu (làm bằng cách trộn bột màu với dầu cây du đồng) vẽ ngược vào mặt sau tấm kiếng gần với phương pháp khắc tranh mộc bản: bắt đầu vẽ đường nét các vật thể từ tiền cảnh đến hậu cảnh. 
Tranh kiếng bát Tiên
   Kế đó, tô màu các vật thể theo trình tự từ tiền cảnh trước, hậu cảnh sau. Cuối cùng là tô màu nền của toàn bô cảnh vât. Khi trở tấm kiếng qua mặt kia thì có được bức tranh cảnh vật màu sắc sáng bóng mà khỏi tốn công sức đánh bóng như kỷ thuật sơn mài. 
Tranh kiếng Tùng Hạt
   Lại nữa, bấy giờ tiếp thu phương pháp vẽ tranh của phương Tây với bút pháp gần với tả chân , có áp dụng phương pháp phối cảnh, luật viễn cận, màu sắc như thật, tạo nên loại họa phẩm tân kỳ, mới lạ khác xưa nên được đại chúng hăm hở đón nhận...
Tranh kiếng Quan Âm Nam Hải
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp tại Cửa Hàng Đồ Cổ Kim Nam Phương, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)

Www: kimnamphuong.com

14/9/15

Gốm Xây Dựng, Gốm Nam Bộ.

Gốm Xây Dựng:
   Gốm xây dựng đa phần thuộc loại công nghệ miếu vũ. Thường gặp nhất là ngói (hình bông cúc, hình lá Đề..), khuôn bông thông gió hình hoa chanh (4 cánh), trụ lan can hình cái bình hoa hoặc hình khúc tre, gạch…nhúng men, làm theo kỷ thuật in khuôn từng phần rồi ráp lại và tráng men màu xanh lục trước khi nung chin.
Ngoài ra, các lò gốm thuộc trường phái Quảng Đông còn sản xuất các loại tượng trang trí nóc đình, miếu như rồng, cá hóa long, lân, sư tử, phượng.
Ngói Hình Bông Cúc
   Riêng tượng  ông Mặt Trời và bà Mặt Trăng số lượng không nhiều. Các hình tượng lưỡng long tranh châu hoặc hình tượng khác được chế tác theo cách dùng đất sét trắng luyện kỷ, in khuôn từng phần ráp lại thành một tác phẩm thô. Sau đó, phải đắp và dán thêm các chi tiết ngoại hình và chạm khắc thêm, rồi tô men màu trước khi đem nung. Những sản phẩm có kích cỡ lớn phải làm nhiều bộ phân rời. Khi sử dụng thì phải dùng hồ tam hợp hay xi măng gắn lại. Thí dụ con rồng gồm 3 phần: đầu, thân và đuôi. Đó là chưa kể đến 4 chân được cắm vào 4 cái lổ bên hông nó.
Mặt Sau của Ngói Bông Cúc
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học - P. Hòa Thuận - Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)

12/9/15

Khay Nước, Gốm Nam Bộ

Khay Nước
Khay để chung trà là một vật gia dụng đặc biệt của các hiệu buôn người Hoa. Khay nước hình cái chậu, hông đứng, trên mặt có cái dĩa úp chung. Đường kính miêng khay từ 20 đến 23 phân, cao từ 5 đến 6 phân. Khay nước làm bằng đất sét trắng luyện rất kỹ, tráng men màu trắng, nung chin. Có loại khay vẽ bằng men hồi, có loại vẽ bằng men ngũ sắc.
Khay nước là vât gia dụng cần yếu tố mỹ thuật. Những cái lỗ thoát nước trong lòng dĩa cũng được trổ thủng theo hình hai đồng tiền cổ trang trí thêm những bông hoa rực rỡ bao quanh. Thân khay thường vẽ cảnh sơn thủy và dòng chữ tán vịnh “Tùng phong thủy nguyệt” hoặc thi vị “Hàn dạ khách lai trà đương tửu” (đêm lạnh khách đến trà thay rượu). Bên cạnh có chữ ký “Vinh Phát tạo” (Vinh Phát làm).
Nắp và Thân Khay
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khác.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)

10/9/15

Tiền Cụ Hồ

   Đồng bạc Đông Dương giữ bản vị bạc nhưng vì giá bạc dao động nên năm 1895 đồng $1 được đúc lại với trọng lượng giảm từ 27,215 gr xuống còn 27 gr chẵn. Năm 1920 giá trị của đồng bạc Đông Dương dựa vào đồng Franc Pháp. Bản vị bạc lại được phục hồi vào năm 1921 và giữ đến tháng 5 năm 1930 thì trở lại ràng buộc vào đồng Franc Pháp theo tỷ giá 1 đồng Đông Dương = 10 franc. Từ tháng 5 năm 1930 đến năm 1939, nó theo bản vị vàng. Trong thời kì Nhật chiếm đóng trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2, tỷ giá với đồng Yen Nhật là 0,976 đồng = 1 yen. Sau chiến tranh, tỷ giá với đồng franc Pháp lại được khôi phục. Tuy nhiên, tháng 12 năm 1945, để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành 1 đồng = 17 franc.
   Năm 1946, “tiền Cụ Hồ” được phát hành và được sử dụng ở vùng do Việt Minh  kiểm soát song song với đồng bạc Đông Dương. Trong khi đó Viện Phát hành Việt, Miên, Lào (Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viet-Nam) thành lập năm 1951 bắt đầu cho lưu hành loại tiền tệ mới trong thời kỳ chuyển tiếp từ Liên Bang Đông Dương sang ba nước riêng với đồng Kip của Lào (1952), Riel của Campuchia (1953), và Đồng Quốc Gia Việt Nam (1953) lần lượt phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tiền giấy thì có hai dạng: một kiểu chung cho cả ba nước Việt, Miên, Lào; kiểu kia là riêng cho mỗi nước. Tiền kim loại thì ngay từ khởi đầu đã đúc riêng cho mỗi xứ. Tỷ giá 1 đồng = 10 franc được khôi phục vào năm 1953. Tờ tiền giấy ghi 2 mệnh giá tiếp tục lưu hành cho đến năm 1955 tạị Việt Nam Cộng Hòa và Campuchia, và mãi đến năm 1957 tại Lào.
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com

8/9/15

Đồng Xu Bạc

   Đồng bạc Đông Dương được phát hành để ổn định tình hình tiền tệ tại các xứ thuộc địa của Pháp. Ban đầu đồng Đông Dương mang giá trị tương đương với đồng peso Mexico, thường gọi là đồng hoa xòe, đồng con cò hay đồng con ó khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm (đồng tiền điếu), bằng giá với một quan tiền cổ truyền.
   Để có đơn vị nhỏ hơn để tiêu dùng, chỉ vài năm sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp giao cho ngân hàng Đông Dương nhiệm vụ đúc ra đồng centime, tức đồng 1 xu vào năm 1875, trị giá 5 đồng kẽm. Đồng centime hình tròn nhưng đục thêm một lỗ bầu dục ở giữa tương tự như loại tiền cũ của người Việt vì dân bản xứ quen lối xỏ dây xách đi thành một xâu. Năm 1879 thì thay thế đồng centime cũ bằng đồng cent mới, kích thước lớn hơn nhưng giữ tỷ lệ giá trị 5 đồng kẽm. Dân Việt gọi đồng cent đó là đồng xu lá bài hay đồng chiêm (gọi trạicentime). 
   Ngoài ra còn có những đồng 10 centimes, 20 centimes (tục gọi là đồng góc tư), 50 centimes (tục gọi là đồng ru-bi) và giá trị lớn nhất là 1 piastre tức $1. Thay vì đục lỗ ở giữa, những đồng tiền này xóa hẳn biểu tượng của cựu triều và thay thế bằng dòng chữRépublique française  Cochinchine française. Mặt kia có hình biểu tượng nước Pháp: Marianne. Người Việt quen dần gọi đồng bạc 1 piastre đầu tiên đó của Ngân hàng Đông Dương là bạc hoa xòe giống như đồng peso Mexico cũ vì phía sau Marianne có vầng hào quang tia sáng tỏa ra như cánh hoa. Đồng piastre với trọng lượng 27,215 gr này được lưu hành với mục đích dần loại bỏ tiền đồng con cò.
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com

6/9/15

Khạp, Gốm Nam Bộ

Khạp:
Khạp là vật chứa hình ống, đáy bằng, thân thẳng, miệng có gờ để đậy nắp bằng sành. Khạp của trường phái Phước Kiến đều là loại lớn, tráng men vàng da bò (khạp da bò) hoặc men màu nâu da lươn. Nắp khạp tròn, gồ cao, không tráng men. Dân gian thường mua loại khạp này để đựng nước sinh hoạt, gạo, muối… Một số lò gốm còn sản xuất loại khạp đặc biệt là rất dày, chắc… để bán cho các lò tương, hoặc các nhà xây dựng dùng làm móng nhà. Loại khạp này chỉ cần tráng men bên trong, không cần tráng men bên ngoài.
Loại khạp trung và khạp tiểu (ống hũ) thì cả ba trường phái ở Lái Thiêu đều sản xuất, thường để đựng các loại lương thực, thực phẩm, thuốc men, dầu sáp. Nhìn chung thì khó phân biệt. Thí dụ khạp Quảng Đông sử dụng công thức sở trường của mình là tạo dáng bằng khuôn, hình cái trống và tráng men xanh. Khạp Phước Kiến và Khạp Triều Châu thì sử dụng bàn xoay tráng men nâu hoặc men trắng… Dưới đáy khạp có tên lò sản xuất như Ngọc Xương, Đồng Thái diêu (chữ ngược), Lợi Hiệp diêu, Hưng Luân Thái, “Hưng” (có lẽ ghi tắt chữ đầu).
Mặt ngoài và Mặt sau Khạp
Trường phái Phước Kiến còn sản xuất loại khạp nhỏ (có khi rất nhỏ trở thành loại hũ hình ống) hoặc loại hình hôp trái mận, tráng men nâu, dưới đáy có chữ Tấn Nguyên, Quảng Lợi, Vạn (chữ ngược). Loại này dùng để đựng thuốc hoàn, thuốc cao.
Mặt trong và đáy Khạp
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www:kimnamphuong.com

3/9/15

GỐM NAM BỘ

Gốm Nam Bộ
Ở Sài Gòn, vào thế kỷ XIX xóm Lò Gốm là một làng thủ công có tiếng từng được ghi nhận trong bản đồ của ôngTrần Văn Học (Nguyễn Đình Đầu 1987: 229) và sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Đây là nơi cung cấp khá nhiều vật dụng dùng trong kiến trúc, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Riêng sản phẩm gốm trang trí sử dụng trong kiến trúc, thờ cúng tính ngưỡng như: tượng thờ, tượng trang trí, lư cắm nhang, chân đèn, chậu cảnh…. với men màu xanh đồng, men nhiều màu là một dòng gốm khá  đặc biệt gắn liền với địa danh Gò Cây Mai.
kimnamphuong.com
Khá nhiều những hiện vật vẫn còn lưu giữ tại các đình, chùa, miếu của người Việt ở miền  Bắc, miền Trung và Nam Bộ chứng tỏ nghề gốm Sài Gòn đã từng có vị thế nhất định trên thị trường gốm khu vực.
Đầu thế kỷ XX, gốm Sài Gòn bước vào giai đoạn khó khăn, địa bàn sản xuất ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Một số lò gốm đã chuyển hướng sản xuất qua những vùng phụ cận. Bên cạnh trung tâm gốm Biên Hòa đã ra đời một trung tâm gốm mới tại Lái Thiêu (Bình Dương).

Gốm Biên Hòa
Nếu trung tâm gốm mỹ thuât Biên Hòa nơi tập trung sản xuất  sản phẩm ứng dụng và trang trí thì gốm Lái Thiêu chuyên sản xuất những sản phẩm gia dụng, như: bình, lọ, chậu hoa, đôn chóe…. đã dần dần chiếm lĩnh thị trường Nam Bộ và nhiều địa phương khác trong cả nước.

Gốm Lái Thiêu
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chuyên mua bán những loại gốm trên. Cửa hàng chúng tôi luôn đáp ứng những yêu cầu của quý khách dùng để sưu tập, trang trí, quà tặng..... rất hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học - P. Hòa Thuận -  Tp. Cao Lãnh -  Đồng Tháp
Điện Thoại: 0904.17.55.54 -  0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com