Bàn tính là một công cụ tính
toán được sử dụng chủ yếu ở châu Á để thực hiện các phép toán số học. Ngày nay
bàn tính được làm bằng khung tre với các hạt trượt trên dây trong khi những bàn
tính ban đầu chỉ là hạt đậu hoặc đá di chuyển trong rãnh trên cát hoặc bàn gỗ,
đá hay kim loại. Bàn tính được sử dụng nhiều thế kỉ trước khi chuyển sang hệ
thống chữ số hiện đại. Ngày nay
bàn tính vẫn được các thương nhân, nhà buôn và thư kí sử dụng rộng rãi ở Châu
Á, Châu Phi và các nơi khác.
Soroban ( 算盤, そろばん "Toán Bàn") là một bàn
tính được nhập khẩu vào Nhật Bản khoảng năm 1600. Giống như loại Suanpan của Trung Quốc, soroban vẫn còn
được sử dụng rộng rãi ngày nay bên cạnh sự phát triển của máy tính điện tử rẻ và vừa túi tiền.
Bề ngoài của soroban giống như suanpan của
Trung Quốc ám chỉ nguồn gốc của nó là từ Suanpan. Nhưng số hạt của soroban lại
giống bàn tính La Mã.
Hầu hết các nhà sử học đều thống nhất nguồn
gốc của nó là từ việc du nhập suanpan vào Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên vào khoảng thế kỷ
thứ 15, 16. Lúc đó, tên suanpan được bản địa hóa thành soroban và nó bắt đầu
được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ thứ 17. Nhiều nhà toán học Nhật, trong đó có Kowa Seki đã đào sâu tìm hiểu về nó. Bằng chứng
là sự cải tiến cách dùng soroban.
Khoảng năm 1850, một hạt "trời" được
bỏ đi khỏi thiết kế của soroban. Thiết kế này tồn tại song song với suanpan 5:2
cho đến thời Minh Trị, suanpan
hoàn toàn không còn được sử dụng. Đến năm 1891, Garyū Irie bỏ thêm một hạt "đất", tạo
nên một soroban có thiết kế 4:1 như ngày nay. Thiết
kế này được giới thiệu lần nữa năm 1930 và từ thập niên 40 thế kỉ thứ 20, nó
trở nên phổ biến.
Sau khi du nhập vào Nhật, bàn tính được dùng
kèm với bảng tính chia gọi là hassan (八算 "Bát Toán"). Phương pháp dùng hassan gọi là kyūkihō (九帰法 "Cửu Quy Pháp"). Kyūkihō phổ biến cho đến khi tiền tệ
Nhật thay đổi cơ cấu sang hệ thập phân và hoàn toàn biến mất năm 1935. Thay vào
đó là người Nhật sử dụng phương pháp do Hiệp
hội Bàn tính Nhật Bản đề xướng, dựa trên cách "đếm trục" lần đầu được
đề xướng bởi nhà toán học Chubei
Momokawa năm 1645.
Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản
phẩm, hãy vào trang website:
Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ Đồng Tháp – Kim Nam Phương chúng
tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm
quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa
Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện
Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam )
Www:
kimnamphuong.com