24/2/16

Cây Xáo Tam Phân

Gần đây trên các trang mạng, nhiều bài báo, nhiều chế phẩm thuốc từ xáo tam phân được giới thiệu rầm rộ để chữa 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep- G2, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, khiến cho cây thuốc này bị đào xới đến cạn kiệt, trong các khu rừng ở Ninh Vân, Ninh Thuận, nay lại tràn sang tìm kiếm ở Đại Lãnh, Vũng Rô. Và giá cả của xáo tam phân cứ được người ta tăng lên vùn vụt, từ chỗ vài ba trăm nghìn 1kg, nay đã tới vài triệu đồng, mà đa phần lại là “ xáo tam phân giả”.
Để tránh được những sai lầm không đáng có khi sử dụng xáo tam phân, xin có đôi lời phân giải.
Cây xáo tam phân còn gọi là thuốc mọi, thần xạ (Paramignya trimera), họ cam (Rutaceae), cây mọc phổ biến ở rừng núi một số tỉnh phía Nam như Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận... Là cây gỗ nhỏ, thân màu nâu, có gai, lá đơn mọc cách, chính vì thế mà nó còn có tên Đơn diệp đằng thích. Đơn diệp là lá đơn, đằng là dây, thích là gai. Vì trên thân và cành của cây này có nhiều gai, kiểu thân của các cây họ cam. Thân cây có thể chất cứng, có đường kính từ 3-8cm, có thể vươn dài tới 5m, vỏ cây có màu vàng nhạt, trên thân khi cắt lát vẫn để sót lại các vết sẹo của những cái gai. Lá đơn, mép cong xuống phía dưới, hình thuôn hẹp, phiến lá dày, phía trên xanh đậm, phía dưới nhạt. Rễ cứng màu vàng đậm. Rễ có vị đắng nhẹ, hơi chát, hơi ngọt, ngửi có mùi thơm của tinh dầu. Đặc điểm này cũng gần giống với các vị và mùi của các cây họ cam. Điều này giúp người ta có thể phân biệt được với các loại xáo tam phân giả: thân và rễ không có màu vàng mà hơi xám, khi nhấm thì có vị đắng, không ngọt, không thơm. Tuy nhiên đây cũng chỉ là cách phân biệt mang tính chất cảm tính, tính chất sơ bộ mà thôi. Còn nếu chính xác, người ta phải tiến hành soi bột của vị thuốc này để tìm ra các đặc điểm chính; đồng thời có thể tiến hành một vài phản ứng hóa học đặc hiệu; nếu không, cũng sẽ bị đánh lừa bởi các rễ và thân của một số cây cùng họ cam.

Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay trên thế giới cũng như ở nước ta, việc nghiên cứu thực nghiệm ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư: gan, phổi, vú, tử cung, buồng trứng... không phải chỉ có riêng xáo tam phân ở Khánh Hòa mà còn có rất nhiều các cây, các con khác nữa như loài hải sâm ở vùng biển nước ta cũng thể hiện hoạt tính kháng 3 dòng ung thư, song hải sâm chỉ được sử dụng như một vị thuốc bổ thận tráng dương. Dịch chiết của cây trám hồng có tác dụng gây độc trên 5 dòng tế bào ung thư, song vị thuốc này cũng chỉ dùng trị đau xương, đau khớp. Một số cây trong chi cườm rụng cũng có hoạt tính ức chế 3 dòng ung thư, song cườm rụng vẫn chỉ là vị thuốc chữa bệnh hậu sản, xương khớp, cảm mạo, ung nhọt...

Điều này cho ta thấy rằng từ việc nghiên cứu trên thực nghiệm đến lâm sàng còn phải trải qua một quá trình rất dài. Thực nghiệm chỉ mang tính gợi mở những ý tưởng để tham khảo, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo mà thôi. Để có thể trị được ung thư từ một cây thuốc, các nhà khoa học phải tiến hành chiết xuất các thành phần hóa học có tác dụng ức chế một hay nhiều loại tế bào ung thư nào đó. Sau khi đã có đủ số lượng chất mới có thể tiến hành thử nghiệm trên lâm sàng với nhiều bước tiếp theo. Song công việc này chỉ mang tính lý thuyết mà thôi. Thực tế là không thể, vì hàm lượng các chất hóa học này trong cây rất nhỏ. Cách khác nữa là sau khi chiết tách được các thành phần có tác dụng kháng ung thư, người ta bắt chước cấu trúc của nó rồi tiến hành tổng hợp hóa học để có đủ số lượng thuốc thực nghiệm trên lâm sàng. Cách này cũng rất tốn kém, trước khi nó trở thành một thuốc có thể chữa ung thư. Một ví dụ nữa, nhân sâm - một vị thuốc đứng đầu trong các vị thuốc. Trong thành phần hóa học của nó cũng có các thành phần ức chế tế bào ung thư, song nhân sâm cũng chỉ được coi như một vị thuốc bổ khí, mang tính chất bồi dưỡng khi cơ thể yếu mệt và cũng chỉ là vị thuốc có tác dụng “hỗ trợ” khi điều trị ung thư mà thôi. Giới thiệu một số ví dụ trên để thấy, việc chữa bệnh ung thư từ cây thuốc đâu có đơn giản như một số người đang sử dụng, hay đang sản xuất các chế phẩm để chữa 5 loại ung thư từ cây xáo tam phân ở Khánh Hòa.
Cũng như các vị thuốc khác, xáo tam phân là một cây thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh: viêm gan, xơ gan... đã được nhiều cơ sở nghiên cứu và ứng dụng, cần được nâng niu và phát triển theo đúng nghĩa của nó. Cũng không nên quảng cáo theo xu hướng cực đoan để bán thuốc sống (rễ, thân, cành) xáo tam phân của gia đình mình kiếm được hoặc các chế phẩm từ xáo tam phân của cơ sở chữa bệnh hay bào chế của mình. Làm như thế là “lợi bất cập hại” và phản tác dụng, có hại chính cho uy tín của cơ sở. Đó là chưa kể đến việc, thế giới cho rằng, cơ sở mình “không hiểu gì về bệnh ung thư cả!”.
Và giờ đây, không ai khác, chính là người dân, người bệnh phải tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về cách sử dụng và tác dụng của các vị thuốc từ thảo mộc, trong đó có xáo tam phân.

                                                                                GS.TS. Phạm Xuân Sinh

23/2/16

Nọc Cấy

   Đối với nông dân người Kinh, nọc cấy là công cụ dùng để cấy lúa ở ruộng đã phát cỏ và chế gốc; nọc cấy của người Khmer có tên là Sơ chal, là dấu vết của chiếc gậy chọc lỗ xa xưa, tạo ra lỗ để cắm cây lúa ở những chân ruộng nước có đất cứng. Quá trình hình thành nọc cấy khoảng năm 1946, gồm có 2 loại là nọc cấy lúa mùa và nọc cấy lúa thần nông (nọc lục giác và nọc tròn), được sử dụng phổ biến từ đó cho đến năm 1990, người nông dân chuyển qua làm lúa thần nông, nọc cấy không còn được sử dụng phổ biến.
   Muốn có được một cây nọc cấy vừa ý, người thợ mộc chọn cho mình một thanh gỗ chắc chắn như căm xe, thao lao, nếu cấy phảng thể hiện "đẳng cấp đàn ông", thì chiếc nọc cấy tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ Nam bộ hiền lành, chịu thương chịu khó. Vì vậy khi làm, những người thợ mộc chế tạo ra nhiều chiếc nọc cấy vừa nhỏ, gọn xinh xắn với phần đầu nọc cấy dài khoảng 45 - 50cm, đường kính 6cm, đến phần bụng có hình tròn và phình to như đoạn đầu của cây nọc khoảng 5 - 6cm, ở giữa nọc có eo nhỏ dùng để tra thanh ngang dài khoảng 17cm làm tay cầm, như thế khi cấy không đâm xuống đất quá sâu. Đồng thời, tay cầm nọc cấy vẫn còn khoảng trống để chen bó mạ vào cùng với chiếc nọc để vừa chọc lỗ đất, vừa đưa từng tép mạ cho tay kia cấm mạ xuống đất. Đối với những vùng có nhiều đĩa, người nông dân làm nọc cấy có thêm cái lỗ để bỏ vôi,khi cấy lỡ bị đỉa cắn thì lấy vôi ra xoa. Bắt đầu từ thân nọc, độ phình to sẽ giảm dần cho đến đầu dưới cùng và được đẽo thành mũi nhọn, để thuận tiện cho việc đâm xuống đất.

   Ngoài ra, cũng tuỳ theo từng vùng đất, người nông dân sẽ đặt thợ mộc làm nhiều loại nọc cấy lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau cho phù hợp với độ cứng, mềm của đất. Ở những nơi đất lầy lội thì không sử dụng nọc cấy, mà chỉ dùng tay ấn mạ xuống đất, gọi là cấy tay. Đặc biệt, ở huyện Vũng Liêm và huyện Tam Bình, còn có một loại công cụ được gọi là phảng cấy, loại phảng cấy này chỉ xuất hiện từ khoảng năm 1930 đến năm 1945, do những người thợ rèn tận dụng phảng phát cỏ chế biến lại. Phảng cấy bằng sắt, dài 0,5m, có cán cũng bằng sắt hoặc bằng gỗ dài 0,1m, giữa cán và thân tạo thành một góc 900, đầu phảng rộng từ 0,05 đến 0,07m.

   Ngày nay, các phương tiện sản xuất nông nghiệp, trong đó có nọc cấy lúa của người Kinh – Khmer, thế hệ trẻ chỉ còn tìm thấy những công cụ này ở tại các bảo tàng, các cuộc triển lãm qua các dịp lễ tết…như một phần tôn vinh những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần đối với người nông dân, cũng như khẳng định tính truyền thống, bền vững trước quá trình phát triển của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và vùng đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long nói chung.


Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com

20/2/16

Bệnh Tiểu Đường Cần Biết

Những điều bệnh tiểu đường tuyp 2 cần biết sớm.

 Biến chứng bệnh tiểu đường gây nên rất nguy hiểm như suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử và có nguy cơ tử vong...Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng giảm khả năng chăn gối một cách rõ rệt.
Dây Thìa Canh
Đối tượng nào dể mắc bệnh?
Ngoài vấn đề di truyền ( có bố hoặc mẹ mắc bệnh) thì những người béo phì, ăn quá nhiều chất béo, ngồi làm việc quá nhiều, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose…là những đối tượng dể mắc bệnh tiểu đường nhất.
Nhận biết người bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhưng có những người bệnh nhiều năm  không hề hay biết, các biểu hiện dưới đây có thể nhận biết nguy cơ để sớm điều trị, phòng ngừa:
 - Tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên.: Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường
Hay bị đói :  
Bị giảm cân nhanh chóng:  Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, có thể giảm cân. Nếu không có khả năng sử dụng glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ bắp và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose trong nước tiểu.
- Thường xuyên mệt mỏi:  Nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường, có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Bị mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất lỏng có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực.
- Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên: Tuýp 2 bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng để chữa lành và chống nhiễm trùng.
- Da tối màu:  Một số người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có bản vá lỗi, da mượt màu đen trong các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan – thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là nigricans acanthosis, có thể là một dấu hiệu của sức đề kháng insulin.
Chúng tôi khuyên bạn khi thấy có những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 như trên. Bạn nên đi khám bác sỹ , thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể theo hướng tích cực, kết hợp sử dụng thảo dược hỗ trợ đặc biệt chúng tôi khuyên dùng dưới đây.

 Hoa của Dây Thìa Canh
Lời khuyên bổ ích:
Tin vui cho bệnh tiểu đường là mặc dù bệnh không thể điều trị dứt điểm nhưng người bệnh có thể kiểm soát lượng đường ở mức bình thường.
Người bệnh tiểu đường nên:
+ Ăn uống lành mạnh
+ Tập thể dục thường xuyên
+ Theo dõi lượng đường trong máu

Biện pháp sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị đặc biệt có ở Việt Nam đơn giản mà chi phí lại rất rẻ so với các phương pháp khác được coi như “ bệnh người giàu” rất tốn kém vì sử dụng thuốc lâu dài.

Ưu điểm vượt trội Dây Thìa Canh mang lại cho bệnh tiểu đường?

Ở Ấn độ, Dây thìa canh có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ huỷ diệt đường. Tên gọi này có từ 2000 năm trước.

Khoa học ngày nay đã tìm ra hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.
Tác dụng hạ đường huyết của Dây thìa canh sinh trưởng ở Việt Nam (đề tài được công bố trên tạp chí Dược học - Bộ y tế số 391 tháng 11/2008) có tác dụng hạ đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng giảm cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả.
Như vậy dây thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bênh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường Nam giới. Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.


19/2/16

Lưỡi Lê

   Vào cuối thế kỷ XVI ở Tây Ban Nha đã xuất hiện hình mẫu sơ khai của lưỡi lê, nhưng người có công đưa lưỡi lê vào sử dụng rộng rãi trong quân đội là nhà vua Thụy Điển Gustav II Adolf (1611 - 1632).

   Vua Gustav II Adolf đã ra lệnh trang bị lưỡi lê cho toàn bộ quân Thụy Điển trước khi tiến sang Đan Mạch, Ba Lan và Nga. Được trang bị lưỡi lê, quân đội Thụy Điển đã khiến các quốc gia khác ở châu Âu nhận ra sự lợi hại của nó trong cận chiến và ngay lập tức học theo.
Khi đó lực lượng chủ yếu của bộ binh châu Âu là lính mang súng kíp và quân bộ binh mang súng trường, các loại vũ khí trên đều là súng nạp đạn phía trước và bắn bằng cách châm ngòi, sau mỗi phát bắn phải mất gần 2 phút để nhồi lại thuốc súng. Việc quân lính vừa bắn vừa nhồi đạn chỉ thích hợp khi kẻ địch ở xa, còn khi giáp lá cà, tác dụng của súng kíp có hạn còn khẩu súng trường dài gần 2 m thì hầu như bị vô hiệu, người lính chỉ có thể chiến đấu, vật lộn bằng tay không, dựa hoàn toàn vào sức lực.

   Nếu nhìn từ góc độ của nền văn minh hiện đại, kiểu vật lộn tay không đó chẳng khác mấy so với cách đánh nhau của người tiền sử. Nhưng khi lưỡi lê xuất hiện trên đầu súng, nó đã làm cho súng trường phát huy được uy lực trong cận chiến như một ngọn giáo.
Từ đó về sau hầu hết các loại súng trường đều được trang bị thêm lưỡi lê, có thể nói khẩu súng trường nếu thiếu lưỡi lê là mất đi một nửa tác dụng của nó, lưỡi lê được coi như sinh mệnh thứ hai của khẩu súng. Ngày naylưỡi lê đã được thiết kế thêm nhiều tác dụng như đâm, chém, cưa, cắt, dũa... vẫn là một bộ phận không thể thiếu của súng trường tấn công hiện đại.

   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
   Cửa Hàng Đồ Cổ Đồng Tháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
   Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
   Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
   Www: kimnamphuong.com


5/2/16

ÁO GIÁP

   Áo chống đạn là một loại áo giáp cá nhân giúp hấp thụ các tác động viên đạn phóng ra từ súng và mảnh đạn từ các vụ nổ, và được mặc trên thân. Áo khoác mềm được làm từ nhiều lớp sợi dệt hoặc ép lớp và có thể có khả năng bảo vệ người mặc khỏi các cú bắn từ súng lục cỡ nòng nhỏ và đạn súng ngắn, và các mảnh vỡ nhỏ từ các vật liệu nổ như lựu đạn.
   Ngày nay, áo chống đạn được chia thành 2 loại chính là những loại áo mềm làm bằng sợi tổng hợp và áo cứng có trang bị thêm những tấm ceramic hoặc kim loại. Thông thường thì cảnh sát, quân đội sử dụng những loại áo giáp mềm nhưng trong những tình huống có nguy cơ bị tấn công cao, họ lại sử dụng các loại áo giáp cứng. Áo khoác mềm cũng thường được mặc bởi lực lượng cảnh sát, công dân, nhân viên bảo vệ và vệ sĩ, trong khi khó khăn tấm áo khoác cốt thép chủ yếu được mặc bởi những người lính chiến đấu, đơn vị cảnh sát chiến thuật, và các đội cứu hộ bắt làm con tin.
   Áo giáp cơ thể hiện đại có thể kết hợp một chiếc áo chống đạn với các đồ dùng bảo hộ khác, chẳng hạn như một chiếc mũ bảo hiểm chiến đấu. Áo khoác dành cho cảnh sát và quân đội sử dụng cũng có thể bao gồm áo khoác chống đạn ở vai và áo giáp bảo vệ các thành phần hai bên, và các cán bộ xử lý quả bom mặc áo giáp nặng và mũ bảo hiểm có kính che mặt mặt và bảo vệ cột sống.

   Người ta đang nghiên cứu phát triển loại vật liệu mới chắc chắn hơn Kavlar. Vectran là loại vật liệu đã gần nghiên cứu thành công và đang sẵn sàng thay thế Kevlar. Ngoài ra còn có những loại vật liệu nữa đang được nghiên cứu như sợi thép, ống carbon hay thậm chí những vật liệu tự nhiên như tơ nhện, lông gà cũng đang được nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất áo chống đạn nhẹ.
Sách hướng dẫn
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
   Cửa Hàng Đồ Cổ Đồng Tháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
   Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
   Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
   Www: kimnamphuong.com

3/2/16

Linga - Yoni

   Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực Indu, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.
   Khi Ấn Độ giáo ra đời, theo thần thoại về Siva, thì vị thần này xuất hiện đầu tiên là một cột lửa hình dương vật. Sau này, con người đã biểu tượng hóa (Linga và Yoni) để thờ thần Siva, coi Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần. Dạng Linga kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga-Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần Siva. Ở dạng này, thần Siva còn được gọi là “Thần giấc ngủ”.Bộ phận sinh thực khí Linga –Yoni thường được thờ trong tháp Chăm, biểu tượng cho thần Siva và sự sinh sôi, phát triển.

   Linga, Yoni không chỉ được tôn thờ ở Ấn Độ, mà còn được tôn thờ khá phổ biến ở các nước có sự tiếp thu và chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, trong đó có Chămpa lúc bấy giờ.

   Linga và Yoni ở Chămpa có những đặc điểm riêng của nó và không ở đâu Linga -Yoni lại có số lượng nhiều, hình dáng đa dạng và kích thước lớn như ở Champa. Loại hình Linga, Yoni ở Chămpa có thể được coi là một trong những biểu hiện về sự ảnh hưởng sâu đậm văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ mà Chămpa lại là biểu hiện mạnh mẽ nhất về Chămpa hóa những yếu tố văn hóa, tôn giáo tiếp thu được của Ấn Độ giáo.

   Hình tượng Linga ở điêu khắc Chămpa có một đặc điểm gần như phổ biến là trên đầu Linga thường hơi bằng, trừ số rất ít có hình vòng cầu hoặc hình chóp. Linga có ba loại cơ bản. Loại chỉ là một khối bốn cạnh. Loại Linga có hai phần, phần trên là khối hình trụ tròn, phần dưới là khối bát giác hoặc khối vuông. Loại thứ ba gồm có ba phần, phần trên là khối hình trụ tròn, phần dưới là khối bát giác, ở phần dưới cùng là khối vuông. Loại thứ ba khá phổ biến ở điêu khắc Chămpa, là biểu thị ý niệm tôn thờ cả ba vị thần của Ấn Độ giáo (Brama, Visnu, Siva) còn được gọi là “Tam vị nhất linh”, trong chừng mực nào đó lại mang ý nghĩa nhấn mạnh yếu tố vương quyền ở Chămpa. Mặt khác, việc biểu thị Linga gồm ba phần như trên có thể còn mang ý nghĩa triết học của duy vật tự phát về sự giải thích quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của sự vật, cũng như việc quy tụ các vị thần thánh ba ngôi tối linh trong Ấn Độ giáo, là sự giải thích thế giới trong sự vận động với ba khuynh hướng tất yếu và căn bản là: sáng tạo (vật được sinh ra), bảo tồn (vật được tồn tại), hủy diệt (sự vật được biến đổi sang cái mới) của triết học Ấn Độ.

   Ngoài ra Linga còn thể hiện loại hình có mặt người trên đỉnh, được gọi là Mukha-Linga. Hầu như trong điêu khắc Chămpa chỉ mới thấy một trường hợp, đó là Mukha-Linga ở trong lòng tháp chính Po klaun Garai và đó cũng có thể là hình tượng muốn biểu thị vua Po klaun Garai. Đối với trường hợp này, cho thấy sự biểu thị có hàm ý muốn nhấn mạnh sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền một cách chặt chẽ.

   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.

   Cửa Hàng Đồ Cổ Đồng Tháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
   Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
   Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
   Www: kimnamphuong.com

1/2/16

HÀM RĂNG CÁ MẬP

   Cá mập là một loài động vật nổi tiếng bởi hàm răng có chức năng như một cỗ máy xẻ thịt chết chóc đối với bất kỳ loài vật nào ngoài đại dương. Chỉ cần một cú ngoạm từ hàm răng "trắng như ngọc trai" đó, bạn sẽ dễ dàng bị rách một vết lớn trên cơ thể, thậm chí là phần bị cắn sẽ đứt lìa ngay lập tức. Tuy nhiên, sự nguy hiểm của hàm răng đó lớn tới mức nào, làm thế nào để đo được mức độ chết chóc mà chúng mang lại?
   Để tìm hiểu về độ nguy hiểm, sức mạnh của răng cá mập, một nhóm nghiên cứu bao gồm Giáo sư Adam P.Summers đến từ Phòng thí nghiệm trường Đại học Washington's Friday Harbor và sinh viên trường Đại học Cornell là Katherine Corn và Stacy Farina đã tạo ra một chiếc cưa sử dụng pit tông đẩy làm từ hàng loạt những chiếc răng cá mập.
   Sự đáng sợ của răng cá mập là khi chúng cắn con mồi, không những răng chúng chìm vào thịt của đối phương mà khi chúng lắc đầu, phần cạnh sắc nhọn của những chiếc răng còn có tác dụng xẻ thịt hết sức hiệu quả.

   Để có thêm kết quả thí nghiệm về răng cá mập, nhóm nghiên cứu đã kết hợp một loạt răng của các loài cá mập khác nhau như cá mập hổ (tiger shark), cá mập cát (sandbar shark), cá mập silky (silky shark) và cá mập 6 mang (sixgill shark) thành một công cụ mang tên "Jawzall" – tử thần của những chú cá hồi.
   Qua nghiên cứu, họ tìm ra rằng, răng của cá mập hổ (tiger shark) là đáng sợ nhất, chúng phá vỡ xương sống của cá hồi chỉ trong 6 vết cắt. Thức ăn của cá mập hổ thường là những loài có bề mặt rất cứng như rùa biển, động vật giáp xác… chính vì thế mà răng của chúng được mệnh danh là lưỡi dao của tử thần.

   Tuy nhiên, một điều đặc biệt mà nhóm nghiên cứu phát hiện ra đó là mặc dù rất sắc bén, nhưng răng cá mập lại bị mòn đi rất nhanh, đó cũng là tiền đề để nhóm này đưa ra giả thuyết về việc cá mập có khả năng phục hồi răng của mình bằng cách nào đó để thích nghi với điều kiện săn mồi thường xuyên.

   Nhờ có thí nghiệm này, hy vọng trong tương lai các nhà nghiên cứu có thể đi sâu và chế tạo ra những cỗ máy “siêu sắc bén” từ răng cá mập để phục vụ trong đời sống và công nghiệp.
   Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
   Cửa Hàng Đồ Cổ Đồng Tháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
   Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
   Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
   Www: kimnamphuong.com