Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực Indu, thuộc chủng tộc
Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và
sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.
Khi Ấn Độ giáo ra đời, theo thần thoại về Siva, thì vị thần
này xuất hiện đầu tiên là một cột lửa hình dương vật. Sau này, con người đã
biểu tượng hóa (Linga và Yoni) để thờ thần Siva, coi Linga là biểu hiện đặc
tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần. Dạng Linga kết hợp với Yoni
hay còn gọi là Linga-Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần Siva. Ở
dạng này, thần Siva còn được gọi là “Thần giấc ngủ”.Bộ phận sinh thực khí Linga
–Yoni thường được thờ trong tháp Chăm, biểu tượng cho thần Siva và sự sinh sôi,
phát triển.
Linga,
Yoni không chỉ được tôn thờ ở Ấn Độ, mà còn được tôn thờ khá phổ biến ở các
nước có sự tiếp thu và chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, trong đó có Chămpa lúc
bấy giờ.
Linga và Yoni ở Chămpa có những đặc điểm riêng của nó và không ở đâu Linga -Yoni lại
có số lượng nhiều, hình dáng đa dạng và kích thước lớn như ở Champa. Loại hình
Linga, Yoni ở Chămpa có thể được coi là một trong những biểu hiện về sự ảnh
hưởng sâu đậm văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ mà Chămpa lại là biểu hiện mạnh mẽ nhất
về Chămpa hóa những yếu tố văn hóa, tôn giáo tiếp thu được của Ấn Độ giáo.
Hình
tượng Linga ở điêu khắc Chămpa có một đặc điểm gần như phổ biến là trên đầu
Linga thường hơi bằng, trừ số rất ít có hình vòng cầu hoặc hình chóp. Linga có
ba loại cơ bản. Loại chỉ là một khối bốn cạnh. Loại Linga có hai phần, phần
trên là khối hình trụ tròn, phần dưới là khối bát giác hoặc khối vuông. Loại
thứ ba gồm có ba phần, phần trên là khối hình trụ tròn, phần dưới là khối bát
giác, ở phần dưới cùng là khối vuông. Loại thứ ba khá phổ biến ở điêu khắc
Chămpa, là biểu thị ý niệm tôn thờ cả ba vị thần của Ấn Độ giáo (Brama, Visnu,
Siva) còn được gọi là “Tam vị nhất linh”, trong chừng mực nào đó lại mang ý
nghĩa nhấn mạnh yếu tố vương quyền ở Chămpa. Mặt khác, việc biểu thị Linga gồm
ba phần như trên có thể còn mang ý nghĩa triết học của duy vật tự phát về sự
giải thích quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của sự vật, cũng như
việc quy tụ các vị thần thánh ba ngôi tối linh trong Ấn Độ giáo, là sự giải
thích thế giới trong sự vận động với ba khuynh hướng tất yếu và căn bản là:
sáng tạo (vật được sinh ra), bảo tồn (vật được tồn tại), hủy diệt (sự vật được
biến đổi sang cái mới) của triết học Ấn Độ.
Ngoài ra Linga còn thể hiện loại hình có mặt người trên đỉnh,
được gọi là Mukha-Linga. Hầu như trong điêu khắc Chămpa chỉ mới thấy một trường
hợp, đó là Mukha-Linga ở trong lòng tháp chính Po klaun Garai và đó cũng có thể
là hình tượng muốn biểu thị vua Po klaun Garai. Đối với trường hợp này, cho
thấy sự biểu thị có hàm ý muốn nhấn mạnh sự kết hợp giữa vương quyền và thần
quyền một cách chặt chẽ.
Quý khách quan
tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website: Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng,
xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ Đồng Tháp – Kim Nam Phương
chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí ….
hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa
Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 –
0908.17.55.54. (Mr Nam )
Www: kimnamphuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét