23/2/16

Nọc Cấy

   Đối với nông dân người Kinh, nọc cấy là công cụ dùng để cấy lúa ở ruộng đã phát cỏ và chế gốc; nọc cấy của người Khmer có tên là Sơ chal, là dấu vết của chiếc gậy chọc lỗ xa xưa, tạo ra lỗ để cắm cây lúa ở những chân ruộng nước có đất cứng. Quá trình hình thành nọc cấy khoảng năm 1946, gồm có 2 loại là nọc cấy lúa mùa và nọc cấy lúa thần nông (nọc lục giác và nọc tròn), được sử dụng phổ biến từ đó cho đến năm 1990, người nông dân chuyển qua làm lúa thần nông, nọc cấy không còn được sử dụng phổ biến.
   Muốn có được một cây nọc cấy vừa ý, người thợ mộc chọn cho mình một thanh gỗ chắc chắn như căm xe, thao lao, nếu cấy phảng thể hiện "đẳng cấp đàn ông", thì chiếc nọc cấy tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ Nam bộ hiền lành, chịu thương chịu khó. Vì vậy khi làm, những người thợ mộc chế tạo ra nhiều chiếc nọc cấy vừa nhỏ, gọn xinh xắn với phần đầu nọc cấy dài khoảng 45 - 50cm, đường kính 6cm, đến phần bụng có hình tròn và phình to như đoạn đầu của cây nọc khoảng 5 - 6cm, ở giữa nọc có eo nhỏ dùng để tra thanh ngang dài khoảng 17cm làm tay cầm, như thế khi cấy không đâm xuống đất quá sâu. Đồng thời, tay cầm nọc cấy vẫn còn khoảng trống để chen bó mạ vào cùng với chiếc nọc để vừa chọc lỗ đất, vừa đưa từng tép mạ cho tay kia cấm mạ xuống đất. Đối với những vùng có nhiều đĩa, người nông dân làm nọc cấy có thêm cái lỗ để bỏ vôi,khi cấy lỡ bị đỉa cắn thì lấy vôi ra xoa. Bắt đầu từ thân nọc, độ phình to sẽ giảm dần cho đến đầu dưới cùng và được đẽo thành mũi nhọn, để thuận tiện cho việc đâm xuống đất.

   Ngoài ra, cũng tuỳ theo từng vùng đất, người nông dân sẽ đặt thợ mộc làm nhiều loại nọc cấy lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau cho phù hợp với độ cứng, mềm của đất. Ở những nơi đất lầy lội thì không sử dụng nọc cấy, mà chỉ dùng tay ấn mạ xuống đất, gọi là cấy tay. Đặc biệt, ở huyện Vũng Liêm và huyện Tam Bình, còn có một loại công cụ được gọi là phảng cấy, loại phảng cấy này chỉ xuất hiện từ khoảng năm 1930 đến năm 1945, do những người thợ rèn tận dụng phảng phát cỏ chế biến lại. Phảng cấy bằng sắt, dài 0,5m, có cán cũng bằng sắt hoặc bằng gỗ dài 0,1m, giữa cán và thân tạo thành một góc 900, đầu phảng rộng từ 0,05 đến 0,07m.

   Ngày nay, các phương tiện sản xuất nông nghiệp, trong đó có nọc cấy lúa của người Kinh – Khmer, thế hệ trẻ chỉ còn tìm thấy những công cụ này ở tại các bảo tàng, các cuộc triển lãm qua các dịp lễ tết…như một phần tôn vinh những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần đối với người nông dân, cũng như khẳng định tính truyền thống, bền vững trước quá trình phát triển của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và vùng đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long nói chung.


Quý khách quan tâm hay muốn biết giá của sản phẩm, hãy vào trang website:  Kimnamphuong.com hoặc ghé trực tiếp cửa hàng, xin cảm ơn.
Cửa Hàng Đồ Cổ ĐồngTháp – Kim Nam Phương chúng tôi luôn có sản phẩm quý khách cần để sưu tầm, làm quà tặng, trang trí …. hân hạnh phục vụ quý khách.
Địa Chỉ: 637 Nguyễn Thái Học – P. Hòa Thuận. Tp. Cao Lãnh – Đồng Tháp.
Điện Thoại: 0904.17.55.54 – 0908.17.55.54. (Mr Nam)
Www: kimnamphuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét